Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Tam Hoàng Ngũ Đế và lịch sử Trung Quốc

Tam Hoàng Ngũ Đế (chữ Hán: 三皇五帝) là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.
Tam Hoàng (三皇) là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế (五帝) là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết
Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép mầu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng. 
Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổnày khá khó khăn. 
Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. 
Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.
Tam Hoàng
Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là:
  • Thiên Hoàng - 天皇 (trị vì 18.000 năm)
  • Địa Hoàng - 地皇 (trị vì 11.000 năm)
  • Nhân Hoàng - 人皇 (còn gọi là Thái Hoàng - 泰皇) (trị vì 45.600 năm).
Vận Đẩu Xu (運斗樞) và Nguyên Mệnh Bao (元命苞) cho rằng ba vị là:
  • Phục Hi
  • Nữ Oa
  • Thần Nông
Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh.
Các sách Thượng thư đại truyện (尚書大傳) và Bạch hổ thông nghĩa (白虎通義) thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân (燧人), người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ (帝王世紀) thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế (皇帝), người được coi là tổ tiên của người Hán. Sách "Thông Giám Ngoại Kỷ" lại thay thế Nữ Oa bằng Cộng Công, tức là thủy thần. Sách "Bạch Hổ Thông Nghĩa " còn có 1 thuyết khác thay thế Nữ Oa bằng Chúc Dung, tức là thần lửa.
Việc thay thế Nữ Oa - một nữ thần - bằng một vị nam thần được cho là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ.

Ngũ Đế
Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết: TheoSử ký Tư Mã Thiên, Ngũ Đế bao gồm:
  • Hoàng Đế (黃帝)
  • Chuyên Húc (顓頊)
  • Đế Khốc (帝嚳)
  • Đế Nghiêu (帝堯)
  • Đế Thuấn (帝舜)
Theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, các vua đó đều do người Trung Quốc tưởng tượng ra, chỉ có Nghiêu, Thuấn có thể coi là bán thực bán huyền (semi-historique). Trong đó, Nghiêu và Thuấn còn được gọi là Nhị Đế, cùng với Đại Vũ(禹), người sáng lập ra nhà Hạ,được Khổng giáo coi là các vị vua kiểu mẫu và là các tấm gương đạo đức. Thượng thư tự (尚書序) và Đế vương thế kỷ lại liệt kê Thiếu Hạo (少昊) thay cho Hoàng Đế.
Sở Từ (楚辭) nói đến Ngũ Đế như là các vị thần ở các phương:
  • Thiếu Hạo (đông)
  • Chuyên Húc (bắc)
  • Hoàng Đế (trung)
  • Phục Hi (tây)
  • Thần Nông (nam)
Lễ ký (禮記) đồng nhất Ngũ Đế với Ngũ Thị (五氏), bao gồm:
  • Hữu Sào thị (有巢氏)
  • Toại Nhân thị (燧人氏)
  • Phục Hi thị (伏羲氏)
  • Nữ Oa thị (女媧氏)
  • Thần Nông thị (神農氏)
Vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên trong lịch sử là Tần Thủy Hoàng (秦始皇), người đã tạo từ mới cho "hoàng đế" (皇帝) bằng cách kết hợp các danh hiệu "hoàng" (皇) của Tam Hoàng với "đế" (帝 với nghĩa vua - thần).

Nhà Hạ

Nhà Hạ (tiếng Trungbính âmXià CháoWade–Giles: Hsia-Ch'ao; khoản thế kỷ 21 TCN - 16 TCN) là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc được mô tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử kýTrúc thư kỉ niênKinh Thư. Triều đại này được vua Đại Vũ [1] huyền thoại thành lập sau khi Thuấn, một trong Ngũ Đế nhường ngôi cho ông. Nhà Hạ sau này được kế thừa bởi nhà Thương.
Theo biên niên sử truyền thống dựa trên các tính toán của Lưu Hâm, nhà Hạ trị vì từ khoảng năm 2205 TCN tới năm 1766 TCN; theo biên niên sử dựa trênTrúc thư kỉ niên, khoảng thời gian này là từ khoảng 1989 TCN tới 1558 TCN.Hạ Thương Chu đoạn đại công trình đưa ra các con số tương ứng là 2070 TCN và 1600 TCN. Mặc dù một số học giả từng tranh cãi về sự tồn tại của triều đại này[2], nhưng chứng cứ khảo cổ học lại chỉ ra sự tồn tại của nó. Giới sử gia Trung Quốc coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, sau thời Tam hoàng Ngũ đế và trước thời nhà Thương. Tuy nhiên, người ta có quyền đặt nghi vấn đối với triều đại này vì trên thực tế, những văn thư đầu tiên của Trung Quốc được viết ra sau triều đại này cả hơn một nghìn năm.
Những cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ thời đại đồ đồng sớm tại Nhị Lí Đầu tại tỉnh Hà Nam, cũng khó tách biệt truyền thuyết ra khỏi thực tế đối với sự tồn tại của triều đại này. Hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho rằng văn hoá Nhị Lí Đầu là nơi phát tích của nhà Hạ, tuy vậy các nhà khảo cổ học phương Tây vẫn không đồng ý về mối liên hệ giữa nhà Hạ và văn hoá Nhị Lí Đầu.

Truyền thuyết nói rằng vua Vũ là người hiền, có công đào vét chín con sông trị thủy cho Trung Quốc trong tám năm. Trong thời gian đào vét, ông nhiều lần đi ngang qua nhà mình mà không vào. Vì công lao như vậy, năm 2263 TCN ông được vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi.
Năm 2246, vua Thuấn mất, Vũ để tang 3 năm rồi chính thức lên ngôi vua năm 2243 TCN. Sau khi lên ngôi, ông vẫn giữ lệ cử người hiền tài trong nước thay mình như các đời trước mà không có ý định truyền ngôi cho con là Khải - con với người vợ họ Đồ Sơn. Ông dự định cử Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.
Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối.

Hậu Nghệ cướp ngôi[sửa]

Năm 2188 TCN, vua Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự. Bầy tôi của Thái Khang là Hậu Nghệ - vua nước chư hầu Hữu Cùng - thấy Thái Khang bỏ triều chính nên nảy sinh ý định giành ngôi.
Một hôm Thái Khang rời kinh đô đi săn ở đất Lạc. Hậu Nghệ bí mật điều quân từ nước Hữu Cùng sang tập kích kinh đô nhà Hạ, chiếm được kinh thành. Sau đó Nghệ mang quân ra chặn bờ sông, phong toả lối về của Thái Khang. Thái Khang mang quân trở về bị quân Hữu Cùng chặn đánh, phải bỏ chạy sang nước chư hầu. Thái Khang định tập hợp chư hầu đánh Hậu Nghệ, nhưng các chư hầu đều không phục Thái Khang, vì vậy Thái Khang phải lưu vong ở nước ngoài cho đến hết đời.
Năm 2160 TCN, Thái Khang chết ở nước ngoài, em là Trọng Khang nối ngôi. Năm 2147 TCN, Trọng Khang chết, con là Tướng nối ngôi. Tướng ở nhờ trên đất nước chư hầu là Châm Tầm. Vua Châm Tầm ủng hộ Hạ Tướng khôi phục ngôi báu.

Hàn Trác cướp ngôi Hậu Nghệ[sửa]

Hậu Nghệ cướp được ngôi nhà Hạ lại tỏ ra kiêu ngạo, bỏ chính sự như Thái Khang trước kia. Hậu Nghệ cũng ham mê săn bắn, chơi gái và thích uống rượu. Một hôm mê chơi gái nên bị bầy tôi của Hậu Nghệ là Hàn Trác thấy Hậu Nghệ như vậy bề ngoài ra sức tán tụng nhưng bên trong toan tính giành ngôi. Hậu Nghệ tin tưởng Hàn Trác, giao cho Trạc toàn bộ việc triều chính để hưởng lạc. Năm 2120 TCN, Hậu Nghệ đi săn, Hàn Trác đi theo. Trác mang rượu dâng lên Hậu Nghệ. Nghệ uống rượu say bất tỉnh, Hàn Trác thừa cơ giết chết cướp ngôi.
Năm 2119 TCN, Hàn Trác nghe tin Hạ Tướng chuẩn bị binh lực ở nước Châm Tầm, bèn sai hai con là Kiêu và Ế mang quân đánh Châm Tầm. Quân Hàn Trác tiến đến Châm Tầm, giết chết Hạ Tướng và tiêu diệt nước này. Vợ Hạ Tướng là Hậu Mân đang có mang, chui qua lỗ tường trốn thoát và sinh ra Thiếu Khang.
Hàn Trác phong cho hai con là Kiêu làm vua chư hầu đất Quá[3] và Ế làm vua chư hầu đất Qua[4].

Thiếu Khang trung hưng[sửa]

Con của Hạ Tướng là Thiếu Khang chạy đến nước Hữu Nhưng, được vua Hữu Nhưng giúp sức, muốn mang quân trở về đánh Hàn Trác. Hàn Trác bèn sai Kiêu và Ế đi đánh Hữu Nhưng, song vua Hữu Nhưng bèn thả cho Thiếu Khang bỏ trốn sang nước Hữu Ngu, lại tập hợp lực lượng chống lại Hàn Trác.
Trong khi đó, một quý tộc nhà Hạ khác là Mỵ cũng bỏ trốn đến nước Hữu Cách, tập hợp lực lượng đối phó với Hàn Trác. Năm 2080 TCN, Mỵ liên lạc với Thiếu Khang cùng tiến quân trở về kinh thành.
Hàn Trác tàn bạo mất lòng dân, quân đội dưới quyền không muốn liều chết. Vì thế khi quân của Thiếu Khang và Mỵ kéo đến, quân Hàn Trác bỏ chạy. Trác bị Thiếu Khang bắt sống và xử tử.
Không lâu sau, Thiếu Khang đem quân đi diệt nước Quá, giết chết Kiêu. Thiếu Khang sai con là Trữ đi đánh nước Qua của Ế. Trữ dùng mưu dụ Ế ra ngoài kinh thành giết chết, tiêu diệt nước Qua. Thiếu Khang thống nhất thiên hạ, khôi phục ngôi vua nhà Hạ.
Tính từ Thái Khang đến Thiếu Khang, nhà Hạ bị mất ngôi chính thống 4 đời, lưu lạc ở nước ngoài.

Diệt vong
Năm 2058 TCN, vua Thiếu Khang mất, con là Trữ nối ngôi. Từ Trữ truyền 8 đời đến vua Khổng Giáp (1879 - 1849 TCN) thì nhà Hạ bắt đầu suy sụp. Khổng Giáp tin quỷ thần và hoang dâm do đó nhiều chư hầu không thần phục nhà Hạ nữa. Qua 3 đời vua, đến đời thứ 17 nhà Hạ là vua Lý Quý, còn gọi là Kiệt (1826 - 1774 TCN).
Hạ Kiệt tàn bạo, hoang dâm, mê nàng Muội Hỷ, bị dân chúng oán ghét. Các chư hầu nổi dậy chống lại Kiệt, Kiệt mang quân đánh dẹp các bộ tộc đó. Một thủ lĩnh bộ lạc Thương là Thành Thang bị Kiệt bắt giam ở Hạ Đài. Sau một thời gian, Kiệt thả Thương Thang. Thương Thang trở về nước, ra sức làm việc nhân đức, quy tập lực lượng. Các chư hầu quy phục Thương.
Khoảng năm 1767 TCN, Thành Thang dấy quân đánh Hạ Kiệt. Vua Kiệt thua chạy ra đất Minh Điều, nói với thủ hạ:
Ta hối hận không giết Thang nên mới ra nông nỗi này
Thương Thang diệt nhà Hạ, lập ra nhà Thương. Hạ Kiệt ở ngôi 52 năm, bị đày ra Nam Sào 3 năm thì chết tại núi Đình Sơn. Thang phong cho con cháu nhà Hạ, đến thời nhà Chu đất ấy gọi là nước Kỷ.

Nhà Thương

Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.

Theo truyền thống lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.

Sử Trung Hoa bắt đầu được ghi chép thành văn từ thời nhà Thương, và những điều chép đó đúng với kết quả các công trình khai quật. Tới 1964, người ta đã in và công bố 41.000 hình khắc giáp cốt văn, và 3000 chữ khắc thời đó.
Văn minh đời Thương đã đạt mức cao của thời đại đồ đồng, nhưng nhà Thương thành lập trong hoàn cảnh nào, dân Trung Hoa từ văn minh nhà Hạ chuyển qua văn minh nhà Thương ra sao thì vẫn còn thiếu nhiều tài liệu.
Các bộ sử đời sau chỉ biết đại khái rằng: vua Thành Thang khi diệt vua Kiệt nhà Hạ, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn TâySơn ĐôngHà BắcHà Nam ngày nay.
Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ 7 lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân.
Nhà Thương gồm tất cả 30 đời vua (theo các giáp cốt), gần đúng với Sử ký Tư Mã Thiên, chỉ khác có 5 ông. Mười ba vua đầu, anh truyền ngôi cho em cùng mẹ, hiếm lắm mới có trường hợp cha truyền cho con. Nhưng đến bốn đời vua cuối thì đều truyền tử và từ đó thành lệ cho tất cả các triều đại sau.
Sử chép thời đó có tới ngàn chư hầu; có lẽ chỉ một số ít ở gần kinh đô mới tùy thuộc nhà Thương, còn ở xa kinh đô thì là những bộ lạc tương đối độc lập. Đó là nguồn gốc của chế độ phong kiến phân quyền sẽ thấy phát triển ở đầu nhà Chu rồi suy tàn ở cuối thời đó.
Thành thị nhà Thương còn kha nhỏ. An Dương, thành lớn nhất đời nhà Thương, tức kinh đô cuối cùng, chu vi chỉ có 800 m. Cung điện của nhà vua hướng về phía Nam, gồm ba điện (minh đường), điện nào cũng cất bằng gỗ, nóc có hai mái. Một điện ở giữa là chỗ họp triều, phía Đông điện đó là nhà thái miếu, thờ tổ tiên nhà vua; phía Tây là nơi thờ thần Xã Tắc. Ở phía Bắc cung điện, dựng một cái chợ; phía Nam dành cho các triều thần, và một số thợ thủ công chế tạo vũ khí, chiến xa, các đồ tự khí bằng đồng... Đồ đồng thời nhà Thương đã đạt độ tinh xảo hạng nhất thế giới khi đó.

Diệt vong

Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu.
Bộ tộc Chu ở sông Vị muốn nhân cơ hội nhà Thương suy yếu để tiêu diệt và thay thế từ nhiều năm. Trưởng tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương chiêu tập lực lượng chống Thương, nhưng chưa kịp khởi sự thì qua đời. Con Cơ Xương là Cơ Phát lên ngôi đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương.
Khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở trận Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương chạy lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong.

Nhà Chu

Nhà Chu (tiếng Trung周朝bính âmZhōu CháoWade–Giles: Chou Ch'ao[tʂóʊ tʂʰɑ̌ʊ]) nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc vàviệc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc.


Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ.
Qua nhiều đời di cư, Chu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc tây nam huyện Tuần Ấp, Thiểm Tây). Tại đây, bộ lạc Chu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Truyền 15 đời từ Cơ Hậu Tắctới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Chu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Tràng AnThiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương.
Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vị vua Thương, Đế Tân hay Trụ Tân (Zhouxin) tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Cơ Phát cầm đầu 800chư hầu nổi dậy - mỗi chư hầu thời đó có lẽ chỉ là một bộ lạc, và vào năm 1123 TCN (Một thuyết khác cho rằng thời điểm bắt đầu nhà Chu là 1046 TCN) họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm Thiên tử, tức là Chu Vũ Vương.
Diệt vong
Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên. Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục. Trong thời Xuân Thu xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là Ngũ Bá (có vài thuyết khác nhau quan niệm về Ngũ Bá).
Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương (như nhà Chu). Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ. Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như LỗVệ. Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua.
Tới thời Chiến Quốc, Tần có lần đòi Cửu đỉnh của Chu, Triệu lấy tế điền (ruộng mà hoa lợi dùng vào việc tế lễ) của Chu; và khi các chư hầu đều tự xưng vương cả - tức tự coi mình ngang hàng với vua Chu - thì vua Chu cũng phải khép nép tâng họ lên là vương mà tự xưng là tiểu quốc.
Tới thế kỷ 3 TCN, một nhà Chu nhỏ bé cũng lại nảy sinh lục đục. Hai nước Hàn và Triệu mang quân can thiệp, chia lãnh thổ nhỏ bé làm đôi, giao cho hai vị tông thất cai quản, gọi là Tây Chu công và Đông Chu công. "Thiên tử" nhà Chu ở chung với Tây Chu công. Từ đây Tây Chu và Đông Chu chỉ mang nghĩa phân chia trong phạm vi hẹp của vùng đất nhà Đông Chu xung quanh Lạc Dương mà thôi, không phải địa phận nhà Tây Chu xưa kia, lúc đó đã thuộc về Tần.
Tới năm 257 TCN, hưởng ứng phong trào "hợp tung" do Sở và Yên phát động để chống nước Tần hùng mạnh và hung hãn đang lấn đất chư hầu như tằm ăn lá, thiên tử nhà Chu cũng mộ binh đánh Tần. Nhưng lúc đó nhà Chu đã kiệt quệ tới mức thiên tử không có đủ tiền chiêu binh mà phải đi vay. Tây Chu công tự làm tướng cùng hợp binh với quân Yên và quân Sở. Thế nhưng, phong trào hợp tung cũng như những lần trước, đúng như đánh giá của Trương Nghi:"hợp tung như đống cát, dễ hợp mà dễ tan", chưa đánh Tần trận nào ra trò mà hợp tung lại tan rã vì quân các nước khác không tới. Hàn đang bị Tần vây, không cựa quậy được, Triệu vừa thua trận Trường Bình mất gần hết nhân sự và sinh khí, còn Tề lại thông hiếu với Tần không ra quân. Quân Sở và Yên cô thế đành tự rút. Lấy cớ nhà Chu gây hấn, năm 256 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Trương Đường mang quân đánh vào đất Tây Chu, bắt Chu Noãn vương đem về Hàm Dương.
Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương Vương chết, liền sau đó con là Hiếu Văn vương lên ngôi 3 ngày cũng chết. Cháu là Tử Sở lên ngôi, tức là Trang Tương vương. Đông Chu quân thấy nước Tần mất liền 2 vua, lại sai người đi bàn với các nước hợp tung đánh Tần lần nữa, thành ra chọc giận nước Tần. Năm 249 TCN, vua Tần bèn sai Lã Bất Vi mang 10 vạn quân đi đánh Đông Chu, bắt nốt Đông Chu quân mang về. Từ đó nhà Chu mất hẳn.
Nhà Chu tính từ Chu Vũ vương đến Đông Chu quân có 37 vua, nếu tính từ năm 1122 TCN thì kéo dài 873 năm, nếu tính từ 1046 TCN thì kéo dài 777 năm. Dù là con số nào, nhà Chu vẫn là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Nhà Tần

Nhà Tần (tiếng Trungbính âmQín CháoWade–Giles: Ch'in Ch'ao; phát âm Tiếng Trung: [tɕʰǐn tʂʰɑ̌ʊ̯]) (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung QuốcTần (Qín), có thể là một nguồn gốc của chữ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu củađế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc củanhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại kế tiếp sau này


Trong thời Chiến QuốcThương Ưởng, một người thuộc phái Pháp gia, trở thành thừa tướng của tiểu quốc Tần. Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung đã huỷ diệt nền văn minh Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TrCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh Chu, và bị các nước khác coi là ở phía dưới, bán khai, bởi vì nó thu hút nhiều người Tây Tạng và người Đột Quyết. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục, và Tần là cầu nối thương mại giữa nền văn minh Chu và các vùng đất du mục ởTrung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần.
Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, và ông trao cho những ngườinông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ.
Rất nhiều người đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.
Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Và Tần bắt đầu thắng những trận lớn. Năm 314 TCN – 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn, và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Tới lúc đó, các nước khác đã mở rộng: Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu, và Chu phía nam sông Dương Tử. Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11. Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất. Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ, được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ với hầu hết các nước khác, sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn sắt và các loại kim loại khác. Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề. Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng ba mươi nghìn người và ba sáu làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác: Hàn năm -230, Triệu năm -228, Ngụy năm -225, nước rộng mà dân cư thưa thớt, quản lý lỏng lẻo Sở năm -223, Yên năm -222 và nước Tề mạnh mẽ năm -221. Thỉnh thoảng, để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính.
Cái gọi là thời Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của mọi vùng đất vốn thuộc nhà Chu. Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thuỷ Hoàng Đế (始皇帝) và mở rộng biên giới tới nơi vốn là thuộc nền văn minh Chu - về phía nam đến Quảng Châu và tới Quảng Tây (Guangxi), tạo nên cái từ đó được coi là Trung Quốc. Ông tấn công vào vùng đất của các bộ lạc Văn Lang, nay là bắc Việt Nam - một vùng mà Trung Quốc chỉ chiếm được tạm thời. Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiên và là vị cha vĩ đại của Trung Quốc.

Diệt vong
Tần Thuỷ Hoàng Đế thích đi vi hành trong thủ đô vào buổi đêm, và ông thích đi quanh vương quốc của mình, tới các thành trì (thành phố), núi non, sông ngòi, hồ và tới bờ biển. Người ta nói rằng khi một cơn gió mạnh cản trở ông vượt sông, ông đã bắt ba nghìn tù nhân bạt một quả núi gần đó, nơi tin rằng là chỗ trú ngụ của nữ thần đã tạo nên cơn gió.
Tần Thuỷ Hoàng Đế chết năm 210 TCN ở tuổi 49. Điều ngạc nhiên về đế chế mà ông đã xây dựng lên là nó sụp đổ chỉ 4 năm sau khi ông chết. Trong khi triều đình Pháp gia của Tần Thuỷ Hoàng có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc kiểm soát quốc gia và hệ thống quan liêu thì chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó. Vị hoàng đế, người đã hy vọng lập nên một vương triều kéo dài hơn mười nghìn năm, đã làm cho nhiều người xa lánh, đặc biệt là những nhà quý tộc đất đai. Các dự án xây dựng của nhà Tần đòi hỏi sức lao động và thuế má nặng; người dân trên toàn đế chế đã gần tới lúc nổi loạn. Cuối cùng, nhà Tần đã tạo ra một triều đình hầu như có thể hoạt động mà không cần đến hoàng đế, người ở tách biệt khỏi sự quản lý triều đình hàng ngày.
Ngay khi Tần Thuỷ Hoàng chết, hai vị quan chức cấp cao nhất là Lý Tư và Triệu Cao đã che giấu cái chết của ông và chiếm lấy triều đình. Họ mạo chiếu của Thuỷ Hoàng, bắt người con cả Phù Tô-en:Fusu phải tự sát và lập ra một vị vua mải chơi là Tần Nhị Thế (Hồ Hợi) nhưng đa phần triều đình Trung Quốc nằm trong tay họ. Nghe theo lời Triệu Cao, để củng cố ngôi vị đã đoạt của người anh cả Phù Tô, Nhị Thế khép tội và giết tất cả các anh em trai và chị em gái của mình dù những người này không hề có tội.
Triệu Cao đề xướng và sau đó Lý Tư hùa theo, thực hiện việc dùng pháp luật hà khắc hơn nữa so với thời Thuỷ Hoàng, không chỉ với nhân dân mà ngay cả với những quan lại cấp dưới; mặt khác vì muốn lừa vua Nhị Thế thích chơi bời hưởng thụ không muốn nhắc tới binh đao, hai người ém nhẹm chuyện nhân dân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Các quan chức địa phương cũng sợ bị trừng phạt nên giữ bí mật về các vụ nổi loạn và nổi dậy trong lãnh thổ. Cuối cùng, Triệu Cao loại trừ Lý Tư để độc chiếm ngôi vị thừa tướng và các cuộc nổi dậy tại các nước chư hầu cũ lúc đó trở nên quá lớn mạnh tới mức không còn giữ bí mật được nữa. Tới lúc đó, đã là quá muộn, và vương triều với mục tiêu kéo dài Thiên thu Vạn thế biến mất chỉ 4 năm sau cái chết của người sáng lập ra nó.
Tần Thuỷ Hoàng đương thời là ông vua bách chiến bách thắng, đánh dẹp tàn sát 6 nước phía đông, gọi là "6 nước Sơn Đông". Người dân Sơn Đông, nhất là con em các chư hầu và quan lại của các nước đó căm hờn cái thù mất nước và chế độ hà khắc của nhà Tần nhưng không dám nổi lên khởi nghĩa khi Thuỷ Hoàng còn sống vì uy vũ của ông quá lớn. Các hành động chống đối đều là hành thích,ám sát (Kinh KhaCao Tiệm LyTrương Lương). Người Sơn Đông vừa căm vừa sợ Tần Thuỷ Hoàng, tới mức có hòn thiên thạch rơi xuống, có người khắc vào hòn đá mấy chữ: "Thuỷ Hoàng chết thì đất bị chia", đủ biết mối thù họ canh cánh bên lòng và hẹn trả sau khi ông nằm xuống.

Nhà Hán

Nhà Hán (Trung văn giản thể汉朝phồn thể漢朝bính âmHàn cháo;Wade–Giles: Han Ch'au; Hán ViệtHán triều;; 203 TCN–220) là triều đại thứ hai của Trung Quốc, triều đại trước đó là nhà Tần (221-207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280). Nhà Hán được thành lập bởi Lưu Bang, một lãnh tụ khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Tần, được biết đến sau khi qua đời là Hán Cao Tổ. Triều nhà Hán bị gián đoạn bởi Vương Mãng, một cựu thần nhà Hán, tự lập mình lên làm hoàng đế, thành lập nhà Tân (9-23). Chính việc này đã chia nhà Hán thành hai giai đoạn: Tây Hán (202 TCN-9 SCN) vàĐông Hán (23-220). Kéo dài hơn bốn thế kỷ nhà Hán được xem như là một triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.[3] Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là "người Hán", và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là "Hán tự".[4]
Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau loạn bảy nước. Năm 200 TCN, Hung Nô, một quốc gia du mục, đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía bắc nhà Hán. Hán Vũ Đế (trị vì 141-87 TCN) đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo TarimTrung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vựcĐịa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.

Tam Quốc

Thời kỳ Tam Quốc (phồn thể: 三國, giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán.


Nhà Tấn
Nhà Tấn (Trung văn giản thể晋朝phồn thể晉朝bính âmJìn CháoWade–Giles: Chin⁴-ch'ao², phát âm Tiếng Trung: [tɕîn tʂʰɑ̌ʊ]265420), là một trong sáu triều đại tiếp sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc. Triều đại này do họ Tư Mã thành lập.


Nhà Tây Tấn (西晉) bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Sau khi Ngụy Minh đế Tào Tuấn qua đời năm 239, vua nhỏ Tào Phương không có thực quyền, cha con Tư Mã Ý trở thành quyền thần.
Năm 251, Tư Mã Ý chết, hai con Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu thay nhau nắm quyền. Ngay năm sau, Tư Mã Sư phế Vua Ngụy Tào Phương, lập Tào Mao. Sư qua đời, Tư Mã Chiêu một mình nắm quyền. Năm 260, Tào Mao muốn trừ khử Chiêu, bị Chiêu ra tay giết và lập Tào Hoán lên thay, tức Ngụy Nguyên đế.
Sẵn có tiềm lực cả về kinh tế, dân số, về mặt quân sự, họ Tư Mã nắm quyền nước Ngụylà mạnh nhất trong số ba nước. Nước Thục và Ngô có dân cư thưa thớt hơn và ít của cải hơn, do đó dần dần bị nước Ngụy lấn át.
Sau nhiều năm vừa trấn áp sự chống đối của những người trung thành với nhà Ngụy để củng cố quyền lực, vừa chống trả thành công những cuộc xâm lấn của Ngô và Thục, họ Tư Mã quyết định đánh Thục khi nước này đã suy yếu và nội bộ mất đoàn kết.
Năm 263, Ngụy đánh Thục và nhanh chóng tiêu diệt chiếm Thục (đầu năm 264), Vua Thục là Lưu Thiện đầu hàng.
Năm 264, Tư Mã Chiêu qua đời. Con cả Chiêu là Tư Mã Viêm lên thay. Tư Mã Viêm phế truất Tào Hoán xưng đế, lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ đế (265-290). Tư Mã Ý được truy tôn làm Tuyên đế, Tư Mã Sư làm Cảnh đế, Tư Mã Chiêu làm Văn đế.
Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô, bắt Vua Ngô là Tôn Hạo. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết Giao Châu (Việt Nam).

Nam - Bắc Triều

Nam Bắc triều (tiếng Trung南北朝bính âmNánběicháo420-589[chú 1][1]) là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần. Về trình tự, thời kỳ Nam Bắc triều nối tiếp thời kỳ Đông Tấn-Ngũ Hồ thập lục quốc, sau nó là triều Tùy. Do hai thế lực bắc-nam đối lập trong một thời gian dài, do vậy gọi là Nam Bắc triều. Nam triều (420-589) bao gồm bốn triều đại[chú 2]: Lưu Tống, Nam TềLươngTrần; Bắc triều (439-589[chú 1]) bao gồm năm triều đại: Bắc NgụyĐông NgụyTây NgụyBắc TềBắc Chu.
Hoàng tộc Nam triều chủ yếu xuất thân từ hàn môn hoặc thứ tộc, họ dần dần nắm giữ được quân quyền nên có thể soán ngôi đoạt hoàng vị.[2] Vào sơ kỳ, kinh tế Nam triều dần được khôi phục, quân lực cường thịnh. Tuy nhiên, do sai lầm về chiến thuật và quân lực của Bắc triều cũng cường thịnh, khiến biên giới liên tục dời về phía nam. Hoàng đế cùng tông thất Nam triều thường đấu tranh đẫm máu để tranh hoàng vị. Đế thời Lương, Lương Vũ Đế hồi tâm hướng thiện, khiến quốc lực lại một lần nữa cường thịnh. Tuy nhiên, đến những năm cuối thời Lương Vũ Đế, quốc gia hủ bại suy sụp, loạn Hầu Cảnh khiến cho thực lực của Nam triều suy kém đi nhiều, đồng thời bị chia rẽ, chính cục "Kiều tính thế tộc" chi phối hoàn toàn tan vỡ. Mặc dù Trần Văn Đế thống nhất Nam triều, song quốc lực đã sút kém, chỉ có thể dựa vào thiên hiểm Trường Giang để chống cự Bắc triều. Bắc triều kế thừa Ngũ Hồ thập lục quốc, là triều đại tân hưng Hồ-Hán dung hợp. Hoàng thất Bắc Ngụy thuộc tộc Tiên Ti, quan viên tộc Hán chịu ảnh hưởng của văn hóa Ngũ Hồ, nhiều người thông hôn với người Hồ, trong khi hoàng thất Tiên Ti cũng chịu sự hun đúc của văn hóa Hán. Triều Bắc Ngụy bị Nhu Nhiên ở phương bắc trói buộc, cho đến sau khi Đột Quyết vốn khá hữu hảo thôn tính Nhu Nhiên thì mới có thể dốc toàn lực để đối phó với Nam triều. Hậu kỳ Bắc Ngụy, sau loạn Lục trấn và nông dân bạo động, thực lực suy yếu đi nhiều. Sau khi Bắc Ngụy phân liệt thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, không lâu sau lại phân biệt bị Bắc Tề và Bắc Chu thay thế. Bắc Tề chủ yếu do tập đoàn Lục trấn hợp thành,[3] sơ kỳ quân lực cường thịnh. Bắc Chu có ít quân Tiên Ti hơn Bắc Tề, địa vị chính trị không được như Nam triều Trần. Cuối cùng, tập đoàn Quan-Lũng do Vũ Văn Thái khai sáng thôn tình chính quyền Bắc Tề đang ngày càng hủ bại. Sau khi Bắc Chu Vũ Đế qua đời, một người Hán là Dương Kiên nắm giữ chính quyền, thông qua thụ thiện từ Bắc Chu Tĩnh Đế mà kiến lập triều Tùy, sau 8 năm mưu tính thì phát binh diệt Trần, thống nhất Trung Quốc.
Về tương đối, Bắc triều chiến tranh không dứt, các giai cấp đối lập; còn Nam triều khá ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển ổn định, xuất hiện trị thế "Nguyên Gia chi trị" và "Vĩnh Minh chi trị". Nhân khẩu Trung Nguyên từ thời loạn Hoàng Cân và loạn Vĩnh Gia đã liên tục dời về phương nam, mang theo sức lao động và kỹ thuật sản xuất. Giang Nam phồn vinh, khiến cho kinh tế Trung Quốc chuyển dịch về phương nam, đến thời Tùy Dạng Đế thì triều đình cho kiến lập Đại Vận Hà.[4] Về phương diện văn hóa, loạn thế tạo cho tư tưởng tự do có được một mảnh đất màu mỡ để phát triển, đề xuất quan điểm "vụ thực cầu trị" và "vô quân luận". Đối với văn học, nghệ thuật, khoa kỹ, có sự khai sáng ra các diễn giải và lý luận độc đáo. Về huyền học, Phật giáo và Đạo giáo đều rất hưng thịnh. Trong đó, phát triển các hang động Phật giáo như hang Mạc Caohang đá Mạch Tích Sơnhang đá Vân Cươnghang đá Long Môn. Về giao lưu đối ngoại cũng rất hưng vượng, đông đến Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, tây đến vùng Tây VựcTrung ÁTây Á (đế quốc Sassanid), nam đến khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ.
Sơ kỳ Nam Bắc triều vẫn tuân theo chính trị thế tộc, giai tầng xã hội phân thành "thế tộc", "tề dân biên hộ", "y phụ nhân" cùng nô lệ.[5] Thế tộc nắm giữ một lượng lớn y phụ nhân không cần phải nộp thuế, những người này tiến hành sản xuất và tác chiến cho thế tộc, do đó ảnh hưởng đế số thuế thu được của triều đình. Tuy hoàng đế Nam triều vẫn cần đến sự ủng hộ của thế tộc chủ lưu, song cũng trợ giúp cho hàn môn để cân bằng thế lực chính trị, vào thời Lương còn manh nha xuất hiện chế độ khoa cử.[6] Thế tộc Nam triều do được hưởng an nhàn trong một thời gian dài nên dần dần suy thoái, sau loạn Hầu Cảnh thì tan vỡ triệt để. Ở phương bắc, người Tiên Ti thiếu kinh nghiệm chính trị, do vậy cũng trọng dụng thế tộc người Hán, dẫn đến chọn lọc vay mượn giữa văn hóa hai bên, lâu dần hình thành kết hợp văn hóa, tối thịnh là phong trào Hán hóa dưới thời Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế. Quá trình kết hợp sản sinh xung đột tư tưởng, đấu tranh chính trị, xung đột chủng tộc kịch liệt, như loạn Lục trấn hay phong trào bài Hán của Bắc Tề.[7][8] Bắc Chu thực hiện chính sách "Quan Trung bản vị", dung hợp văn hóa Tiên Ti và Hán nhằm loại bỏ rào cản Hồ-Hán.[9]

Nhà Tùy
Nhà Tùy hay triều Tùy (tiếng Trung隋朝bính âmSuí cháoHán-ViệtTùy triều, 581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường. Năm 581, Tùy Văn Đế Dương Kiên thụ thiệntừ Bắc Chu Tĩnh Đế mà kiến lập triều Tùy; đến năm 619 thì Hoàng Thái ChủDương Đồng nhường ngôi cho Vương Thế Sung, triều Tùy diệt vong, vận nước kéo dài 38 năm.[1] Từ khi Tùy Văn Đế lên ngôi, triều đình căn cứ theo kinh nghiệm thời Nam-Bắc triều mà tiến hành cải cách chế độ chính trị, cho xây dựng Đại Vận Hà kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều thành thị dọc theo kênh, thay thế phế lập rất nhiều thứ cũ mới. Trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao, triều Tùy có ảnh hưởng sâu rộng đến triều Đường,triều Tống, và các triều đại sau này của Trung Quốc.
Dương Kiên thuộc thế gia Quan Lũng Hồ-Hán của Bắc Chu, dần dần kiểm soát triều đình Bắc Chu sau khi Bắc Chu Tuyên Đế Vũ Văn Uân kế vị. Sau khiBắc Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Xiển tức vị khi còn nhỏ tuổi, Dương Kiên khống chế triều chính với thân phận ngoại thích. Năm 518, Bắc Chu Tĩnh Đế thiện nhượng cho Dương Kiên, Bắc Chu mất, Dương Kiên đặt quốc hiệu là "Tùy".[2] Năm 587, Tùy Văn Đế phế trừ Hậu Lương, đến năm 589 thì phát động chiến tranh diệt Nam triều Trần, bắt được Trần Hậu Chủ Trần Thúc Bảo. Đến lúc này, triều Tùy thống nhất thiên hạ, cục diện phân liệt từ thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều chấm dứt.
Triều Tùy tổng kết nguyên nhân hưng vong của các triều trước, tập trung vào việc duy trì quan hệ với nông dân, điều hòa quan hệ trong tập đoàn thống trị, khiến mâu thuẫn xã hội có xu hướng hòa hoãn, kinh tế và văn hóa phát triển nhanh chóng, xuất hiện cảnh tượng phồn hoa, khai sáng ra Khai Hoàng chi trị. Tuy nhiên, vào những năm cuối, Tùy Văn Đế trở nên cố chấp, đại sát công thần, khiến Tùy suy thoái. Tháng 8 năm năm 604, Tùy Văn Đế qua đời, Thái tử Dương Quảng kế vị, tức Tùy Dạng Đế. Để củng cố sự phát triển của triều Tùy, Tùy Dạng Đế cho xây dựng nhiều công trình quy mô lớn, tiến hành các cuộc chinh phục, Tùy phát triển đến cực thịnh vào đầu thời Dạng Đế. Tuy nhiên, do quá khoa trương, Tùy Dạng Đế khiến cho quốc lực hao phí, nhất là ba lần tấn công Cao Câu Ly. Cuối cùng, Tùy chìm trong các cuộc khởi nghĩa nông dân, Tùy Dạng Đế dời đông đô Lạc Dương đến Giang Đô (tức Dương Châu ngày nay). Tháng 4 năm 618, Vũ Văn Hóa Cập cùng những tướng lĩnh khác phát động binh biến, sát hại Tùy Dạng Đế. Đến tháng 6, tại Trường An, Tùy Cung Đế nhường ngôi cho Lý Uyên, triều Đường được kiến lập; tại Lạc Dương, tháng 5 năm 618, Vương Thế Sung phế Dương Đồng, Tùy mất. Từ thời Tùy mạt, diễn ra cục diện quần hùng cát cứ, cuối cùng thống nhất dưới trướng triều Đường.[1]
Về mặt chế độ chính trị, tam tỉnh lục bộ chế do triều Tùy lập ra có ảnh hưởng sâu rộng đến hậu thế, giúp củng cố chế độ trung ương tập quyền; chế định ra chế độ khoa cử hoàn chỉnh, dùng để tuyển chọn đề bạt nhân tài ưu tú, làm suy yếu quyền hạn của sĩ quan thế tộc lũng đoạn. Ngoài ra, triều đình Tùy còn lập ra chế độ nghị sự chính sự, chế độ giám sát, chế độ khảo tích, đều giúp củng cố cơ chế chính phủ, có ảnh hưởng sâu rộng đến chế độ chính trị triều Đường và hậu thế.[3] Về quân sự, triều Tùy tiếp tục tiến hành và cải cách chế độ phủ binh. Về kinh tế, một mặt thực hiện quân điền chế và tô dung điều chế, mặt khác lại chọn cách dùng các biện pháp "đại sách mạc duyệt" và "thâu tịch định dạng" để điều tra chính xác hơn về số hộ, nhằm gia tăng thu nhập tài chính.
Để củng cố sự phát triển của triều đại, Tùy Văn Đế và Tùy Dạng Đế cho xây dựng Đại Vận Hà và trì đạo (tức quốc lộ), xây nên Đại Hưng thành và đông đô, đồng thời xây đắpTrường Thành để bảo hộ ngoại tộc quy phụ. Các chính sách này giúp tăng cường khả năng kiểm soát của triều đình Tùy ở Quan Trung đối với khu vực phương Bắc, Quan Đông và Giang Nam; khiến kinh tế, văn hóa và nhân dân các địa phương của Tùy có thể giao lưu thuận lợi, còn hình thành trọng trấn kinh tế Giang Đô. Về mặt ngoại giao, triều Tùy thịnh thế khiến các quốc gia xung quanh như Cao Xương,[4] Oa QuốcCao Câu LyTân LaBách Tế, hay nội thuộc Đông Đột Quyết [5] đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa và phép tắc của triều Tùy, "khiển Tùy sứ" của Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trên lĩnh vực giao lưu ngoại giao.

Nhà Đường

Nhà Đường (tiếng Trung唐朝bính âmTáng CháoHán Việt: Đường triều; phát âm Tiếng Trung: [tʰɑ̌ŋ tʂʰɑ̌ʊ]tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được gia tộc họ Lý (李) thành lập. Gia tộc này thâu tóm lấy quyền hành khi nhà Tùy suy sụp rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn khi Hoàng đếVõ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 - 3 tháng 3, 705). Bà là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Đường với kinh đô Trường An (là thành phố đông dân nhất thời bấy giờ, nay là Tây An) được các nhà sử học coi là đỉnh cao trong văn minh Trung Hoa; ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thời kì đầu nhà Hán — một thời kì hoàng kim của văn minh thế giới.
Lãnh thổ của nhà Đường rất rộng lớn, lúc cực thịnh đạt gấp rưỡi lãnh thổ củanhà Hán nhờ có lực lượng quân đội hùng mạnh và các cuộc chinh chiến quân sự. Trong hai cuộc điều tra trong thế kỷ 7 và thế kỷ 8, dân số trên lãnh thổ nhà Đường được ước tính lên đến 50 triệu người (đây mới là dân số dựa trên số hộ trong sổ sách, dân số thực có thể còn gấp đôi như vậy).[2][3][4]a[›] Và, khi bộ máy nhà nước đi xuống và không thể điều tra dân số một cách chính xác trong thế kỷ 9, con số ước tính là 80 triệu người.[5][6] Với số dân lớn như vậy, nhà Đường có một lực lượng quân đội hùng mạnh với binh lính chuyên nghiệp và những thương nhân buôn bán, trao đổi hàng hóa trên toàn bộ khu vực châu Á dọc theo Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Nhiều nước khác nhau đã triều cống cho triều đình nhà Đường, nhà Đường cũng chinh phục hoặc khuất phục một số khu vực rồi đặt chúng dưới quyền cai trị gián tiếp thông qua một hệ thống bảo hộ. Bên cạnh quyền bá chủ về mặt chính trị, nhà Đường cũng có ảnh hưởng lớn đến văn hóa các nước láng giềng như Triều TiênNhật Bản và Việt Nam.
Thời kì nhà Đường phần lớn là một giai đoạn tiến bộ và ổn định, nhưng vào giữa triều đại thì xảy ra loạn An Sử, từ đó triều đình ngày càng đi xuống. Giống với nhà Tùy, nhà Đường duy trì bộ máy các quan lại trong triều đình từ các sĩ đại phu thông qua các cuộc thi khoa cử và tiến cử. Trật tự này đã bị suy yếu khi các thống đốc quân sự khu vực được gọi là tiết độ sứ nổi lên trong thế kỷ 9Văn hóa Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và cường thịnh trong thời kì nhà Đường, đây được coi là thời kì đỉnh cao của thi ca, hay thơ Trung Quốc.[7] Hai thi sĩ nổi tiếng nhất Trung Hoa là Lý Bạch và Đỗ Phủ, thuộc về thời kì của triều đại này, cùng với các họa sĩ nổi tiếng như Hàn CánChương Tuyển và Chu Phương. Có một số lượng lớn các công trình văn học lịch sử, toàn thư và các nghiên cứu về địa lý được hoàn thành trong thời kỳ nhà Đường.
Có nhiều đổi mới đáng được công nhận và chú ý dưới thời nhà Đường, trong đó bao gồm sự phát triển của ngành in mộc bản. Trong thời nhà Đường, Phật giáo có tác động chủ yếu đến văn hóa Trung Quốc, và nhiều giáo phái bản địatrở nên nổi bật. Tuy nhiên, về sau triều đình đã ngược đãi Phật giáo và tôn giáo này đã suy giảm tầm ảnh hưởng. Mặc dù chính phủ và triều đình nhà Đường suy sụp trong thế kỷ 9, song nghệ thuật và văn hóa vẫn tiếp tục phát triển. Triều đình trung ương mục nát nên đã không thể quản lý được nền kinh tế, song việc mậu dịch vẫn không bị ảnh hưởng và thương mại vẫn tiếp tục thịnh vượng.

Ngũ Đại Thập Quốc
Ngũ Đại Thập Quốc (Trung văn giản thể五代十国phồn thể五代十國bính âmWǔdài Shíguó, 907-979) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi triều Đườngdiệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ. Thời kỳ này phân thành Ngũ Đại (907-960) cùng Thập Quốc (907-979). Về bản chất, Ngũ Đại Thập Quốc là sự tiếp nối của tình trạng phiên trấn cát cứ dưới triều Đường và tình hình chính trị hậu kỳ của triều Đường. Sau khi triều Đường diệt vong, phiên trấn các nơi tự lập quốc, trong đó tại khu vực Hoa Bắc, các quốc gia phiên trấn lực mạnh được gọi là Ngũ Đại, trong đó có các chính quyền do tộc Sa Đà thành lập. Năm nước này mặc dù có thực lực lớn mạnh, song vẫn không có khả năng khống chế toàn bộ Trung Quốc bản thổ, chỉ là triều đình theo kiểu phiên trấn. Ở các phương khác cũng có một vài chính quyền phiên trấn xưng đế, một vài chính quyền phụng Ngũ Đại làm tông chủ quốc, trong đó có mười nước với thời gian tồn tại tương đối lâu dài, quốc lực khá mạnh, gọi chung là "Thập Quốc". Trong thời kỳ này, thường phát sinh tình huống phản biến đoạt vị, dẫn đến chiến loạn không ngừng nghỉ, những người thống trị phần nhiều là trọng võ khinh văn. Trong bối cảnh Trung Quốc có nội loạn, Khiết Đan Quốc có cơ hội xâm lấn phương Nam, Liêu Quốcđược kiến lập.[tham 1] Ngũ Đại Thập Quốc là một thời kỳ trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc, trong giai đoạn này Hà Tây và Tĩnh Hải quân dần dần "ly tâm", Tĩnh Hải quân cuối cùng thoát ly Trung Quốc để trở thành một quốc gia độc lập.

Liêu
Nhà Liêu hay triều Liêu (Trung văn giản thể辽朝phồn thể遼朝bính âmLiáo CháoHán-ViệtLiêu triều 907/916-1125), còn gọi là Khiết Đan Quốc (契丹國, đại tự Khiết Đan契丹國.png)[chú 1] là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc, vận nước kéo dài từ năm 907 đến năm 1218, dài 331 năm, đối kháng kéo dài vớitriều Tống ở phía nam.
Ngày 27 tháng 2 năm 907, thủ lĩnh tộc Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơxưng là "Thiên hoàng đế", đến ngày 17 tháng 3 năm 916 thì Da Luật A Bảo Cơ đăng cơ, xưng là "Đại Thánh Đại Minh Thiên hoàng đế", quốc hiệu là "Khiết Đan". Năm 918, Da Luật A Bảo Cơ định đô tại Lâm Hoàng phủ (nay là Nam Ba La thành, Ba Lâm TảXích PhongNội Mông). Năm 936, Da Luật Đức Quang nam hạ Trung Nguyên, diệt triều Hậu Tấn, sau đó cải quốc hiệu thành "Đại Liêu",[chú 2] năm 983 thời Liêu Thánh Tôngthì cải thành "Khiết Đan", năm 1066 thời Liêu Đạo Tông thì cải thành "Đại Liêu",[2]:225 đến 25 tháng 3 năm 1125 thì bị Kim tiêu diệt. Sau khi triều Liêu diệt vong, Da Luật Đại Thạch suất dư chúng dời về phía tây, đến lưu vực sông Chuy ở Trung Á, lập ra Tây Liêu vào năm 1132. Năm 1211, Tây Liêu bị Khuất Xuất Luật soán vị, cuối cùng bị đế quốc Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1218.
Quan điểm rộng rãi nhất trong giới sử học cho rằng từ "Khiết Đan" có ý chỉ sắt tinh luyện hoặc đao kiếm[chú 3] Và sau này cải quốc hiệu thành "Liêu" thì cũng là có ý là sắt, đồng thời "Liêu" cũng là tên vùng đất phát tường của người Khiết Đan- lưu vực Liêu Thủy. Người Khiết Đan và chính quyền Trung Nguyên ở phương nam trường kỳ đối kháng, họ tự gọi mình là "Bắc triều", và gọi triều đại Trung Nguyên là "Nam triều".[3]
Thời toàn thịnh, triều Liêu có cương vực đến biển Nhật Bản ở phía đông, tây đến dãy núi Altay, bắc đến khu vực sông Argun-Đại Hưng An lĩnh, nam đến sông Bạch Câu ở nam bộ tỉnh Hà Bắc. Tộc Khiết Đan vốn là một dân tộc du mục, hoàng đế Liêu khiến cho nông-mục nghiệp cùng phát triển phồn vinh, lập ra thể chế quản lý độc đáo và tương đối hoàn chỉnh. Triều Liêu đặt trọng tâm vào vùng đất phát tường dân tộc Khiết Đan, thống trị riêng rẽ dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp để bảo tồn đặc tính dân tộc, chủ trương dựa theo tập quán mà cai trị, khai sáng ra thể chế chính trị lưỡng viện chế. Đồng thời, người Khiết Đan cũng tạo ra văn tự Khiết Đan, bảo tồn văn hóa của mình. Ngoài ra, Liêu cũng tiếp thu văn hóa từ Bột HảiNgũ Đại, Bắc Tống, Tây Hạ và các nước Tây Vực, có hiệu quả trong việc xúc tiến các mặt chính trịkinh tế, văn hóa phát triển. Lực lượng quân sự và tầm ảnh hưởng của Liêu bao trùm cả khu vực Tây Vực, vì vậy sau khi triều Đường diệt vong, các nước Trung ÁTây Á, vàĐông Âu xem triều Liêu (Khiết Đan) là danh xưng đại diện cho Trung Quốc.

Nhà Tống
Nhà Tống (tiếng Trung宋朝bính âmSòng CháoWade-Giles: Sung Ch'ao;Hán-Việt: Tống Triều; phát âm Tiếng Trung: [sʊ̂ŋ tʂʰɑ̌ʊ̯]) là một triều đại cai trị ởTrung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên. Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.
Triều nhà Tống được chia thành hai giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống và Nam Tống. Bắc Tống (tiếng Trung北宋960-1127) là giai đoạn khi thủ đô của họ ở thành phố Biện Kinh (nay là Khai Phong) ở miền bắc và triều đình kiểm soát toàn bộ Trung Hoa. Nam Tống (tiếng Trung南宋1127-1279) để chỉ khoảng thời gian khi nhà Tống đã mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, trong thời gian này triều đình nhà Tống lui về phía nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Lâm Ấp (nay là Hàng Châu). Mặc dù nhà Tống đã mất quyền cai quản khu vực nền móng của nền nông nghiệp Trung Hoa quang dòng sông Hoàng Hà, nhưng nền kinh tế nhà Tống không nằm trong đống đổ nát, dân số nhà Nam Tống chiếm gần 60% toàn bộ dân số Trung Hoa thời bấy giờ và nền nông nghiệp cũng trở nên hiệu quả nhất.[1] Triều Nam Tống dành sự ủng hộ đáng kể cho nền hải quân, tạo nên sức mạnh bảo vệ vùng biển và biên giới đất liền cũng như tiến hành những nhiệm vụ hàng hải ra nước ngoài.
Để đẩy những cuộc xâm lược của người Nữ Chân và sau đó là người Mông Cổ, nhà Tống đã phát triển quân đội tăng cường sử dụng thuốc súng. Nhà Kim bị người Mông Cổ chinh phục năm 1234, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Một hiệp ước hoà bình vội vàng được lập ra, khi Hốt Tất Liệt nhận được tin về cái chết củaMông Ca (còn gọi là Mông Kha), vua cai trị Mông Cổ. Ông quay về nước để chiếm ngôi báu từ tay các đối thủ và được tôn lên làm Đại Hãn, mặc dù chỉ được công nhận bởi một số người Mông Cổ ở phía Tây. Năm 1271, Hốt Tất Liệt tự xưng là hoàng đế Trung Hoa.[2] Sau hai thập kỷ chiến tranh lẻ tẻ, quân đội Hốt Tất Liệt đã chinh phục nhà Tống năm 1279. Một lần nữa Trung Quốc được thống nhất, dưới triều đại nhà Nguyên Mông (1271-1368).[3]
Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong thế kỷ 10 và 11. Sự tăng trưởng này đã thông qua bằng việc mở rộng canh tác lúa ở miền trung và miền nam Trung Quốc, việc sử dụng lúa chín sớm từ phía Đông Nam và Nam Á, và sản xuất thặng dư lương thực dồi dào.[4][5] Dưới triều Bắc Tống đã thực hiện một cuộc điều tra dân số và kết quả là 50 triệu người, giống như thời nhà Hán và nhà Đường. Con số này được kiểm chứng trong Tống sử. Tuy nhiên, người ta đã ước tính rằng thời kỳ Bắc Tống đã có hơn 100 triệu người, vào thời kỳ đầu nhà Minh đã có hơn 200 triều người.

Tây Hạ
Tây Hạ (西夏, bính âm: Xīxià), là quốc gia của bộ tộc người nói tiếng Tây Tạng là Đảng Hạng, tồn tại từ 1032 đến 1227 trên địa bàn các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc hiện nay làCam TúcThiểm Tây và khu tự trị Ninh Hạ (còn gọi là Hồi Ninh Hạ do ở đây chủ yếu làdân tộc Hồi sinh sống). Quốc hiệu chính thức của quốc gia này là Đại Hạ, nhưng nhà Tống gọi là Tây Hạ và Tây Hạ trở thành tên gọi phổ biến. Tây Hạ đã từng là thế lực cạnh tranh mạnh mẽ với Tống, nhưng cuối cùng bị diệt vong bởi đế quốc Mông Cổ.
Chiếm giữ vị trí dọc theo tuyến đường thương mại giữa khu vực Trung Á và châu Âu, vương quốc của người Đảng Hạng về hình thức là quốc gia phải triều cống cho nhà Tốngvà sau đó là nhà Kim. Trong thực tế đây là một quốc gia độc lập, và mối quan hệ tương hỗ giữa Tây Hạ, Tống và Kim là một điểm thú vị trong lịch sử quan hệ đối ngoại bởi vì đây là hình mẫu của quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thực tế là ngang nhau về sức mạnh nhưng trong khuôn khổ ngoại giao thì một quốc gia về hình thức là mạnh hơn.
Tây Hạ có chữ viết riêng nhưng đã bị biến mất sau khi vương quốc này bị tiêu diệt bởi quân Mông Cổ.
Thủ đô của Tây Hạ là Hưng Khánh (興慶), nay là thành phố Ngân Xuyên (giản thể: 银川, phồn thể: 銀川), thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ.

Nhà Kim
Nhà Kim (金, pinyin: Jīn; Anchu trong tiếng của người Nữ Chân) tồn tại từ 1115 đến1234, là vương triều của người Nữ Chân, được họ Hoàn Nhan (完顏, Wányán) sáng lập, đây cũng là tổ tiên của những người Mãn Châu đã sáng lập ra triều đại nhà Thanh - ban đầu xưng là Hậu Kim - khoảng 500 năm sau.

Từ ngàn xưa, các bộ tộc Mãn Châu thường sống du mục theo đôi bờ Hắc Long Giang, có khi vượt qua phía tây đến biên giới Mông Cổ. Người Nữ Chân là một dân tộc thiểu số rất lâu đời ở trong nội địa nước Trung Quốc. Tổ tiên của họ là người Túc Thận thời Xuân ThuChiến Quốc. Đến đời Đông HánTam Quốc, họ được gọi là “Ấp Lâu”. Đời Bắc Ngụyđược gọi là “Vật Cát”. Đời nhà Tùynhà Đường gọi là "Mô Hơ".
Đến năm Thiên Phục thứ ba đời Đường Chiêu Tông (903) trở về sau, tộc này mới chính thức được gọi là "Nữ Chân". Trong lịch sử Trung Quốc, nước Bột Hải trong đời Đường là chính quyền do dân tộc thiểu số Nữ Chân đã lần lượt thành lập. Thời Liêu, họ sống ở giữa vùng Hắc Thủy và Bạch Sơn, sau đó nhà Liêu di dời một bộ phận đến vùng Liêu Ninhsinh sống định cư nông nghiệp nên được gọi là Thục Nữ Chân. Một bộ phận khác ở sôngTùng Hoa từ hạ lưu Hắc Long Giang kéo dài đến biển, sống du mục, thay đổi nơi ở theo con nước và đồng cỏ, gọi là Sinh Nữ Chân. Trong nội bộ Sinh Nữ Chân có bộ lạc Hoàn Nhan vào thế kỷ thứ 10 định cư bên cạnh vùng An Xuất Hổ Thủy[1] lớn mạnh.
Người Nữ Chân vẫn trong xã hội nô lệ thị tộc trước khi vào Trung Nguyên gồm có 5 bộ: Punuli, Tieli, Yuelidu, Aolimi, và Puali, đặt dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Wanyan Wugunai (完颜乌骨迺, Hoàn Nhan Ô Cốt Nãi, hoặc 完颜乌古迺, Hoàn Nhan Ô Cổ Nãi) và người trợ thủ Wanyan Yada (完顏雅達, Hoàn Nhan Nhã Đạt). Wugunai được nhà Liêuphong làm Tiết độ sứ vùng đông bắc. Sau khi Wugunai chết, con trai là Helibo (劾里钵, Hặc Lý Bát) (sau này được nhà Kim truy phong là Thế tổ) kế nghiệp với sự trợ giúp của em trai là Polashu (頗刺淑, Pha Thứ Thục). Năm 1092, Polashu lên làm thủ lĩnh, sau đó em trai là Yingge (盈歌, Doanh Ca) kế nhiệm năm 1095. Vào lúc này 3 bộ tộc Nữ Chân khác nổi lên chống lại bộ Hoàn Nhan gồm Tudan, Wugulun, và Pucha. Các anh em thủ lĩnh bộ Hoàn Nhan là Wuyashu (烏雅束, Ô Nhã Thúc), Aguda (阿骨打, A Cốt Đả) và Wuqimai (吳乞買, Ngô Khất Mãi) đã đánh bại các bộ tộc đó. Năm 1103, Hoàn Nhan Ô Nhã Thúc trở thành thủ lĩnh của liên minh các bộ tộc Nữ Chân, đến năm 1113 A Cốt Đả lên thay, nắm giữ chức đại bối lặc (tức đại tù trưởng).
A Cốt Đả là em trai của Hoàn Nhan Ô Nhã Thúc. Ông nổi tiếng là người dũng cảm và đã tham gia nhiều cuộc chiến chống lại bộ lạc Nữ Chân dưới sự chỉ huy của nhà Liêu. Năm 1109, lúc đỉnh điểm của nạn đói hoành hành, A Cốt Đả đã giúp anh mình Ô Nhã Thúc thuần phục các chiến binh bị nạn đói của các bộ lạc khác để tăng sức mạnh cho bộ lạc mình.

Nhà Nguyên
Nhà Nguyên (tiếng Trung元朝Hán-ViệtNguyên triều, tiếng Mông Cổ cổ: Dai Ön Yeke Mongghul Ulus.PNG Dai Ön Yeke Mongghul Ulustiếng Mông Cổ hiện đạiИх Юань улс.PNG Их Юань улс[1])), quốc hiệu là Đại Nguyên, là một quốc gia do người Mông Cổsáng lập tồn tại chính thức từ 1271 đến 1368, cũng thỉnh thoảng được gọi lànhà Nguyên Mông. Trong lịch sử Trung Quốc, nó nối tiếp sau nhà Tống (960-1279) và trước nhà Minh. Trong khi trên danh nghĩa, họ nắm quyền kiểm soát toàn bộ Đế chế Mông Cổ (trải dài từ Đông Âu tới Trung Đông và Nga), Trung Quốc và Triều Tiên, các vua cai trị Mông Cổ ở châu Á chỉ quan tâm tới Trung Quốc, và họ không bao giờ chú ý tới những phần khác của Đế quốc Mông Cổ. Những vị vua kế tục sau này thậm chí còn không lấy danh hiệu Khakhan (Khả Hãn) mà tự coi mình là hoàng đế Trung Hoa.


Sau khi Thành Cát Tư Hãn mất (1227), đế quốc Mông Cổ bị chia thành 4 phần, bao gồm hãn quốc Y Nhi (Il), hãn quốc Sát Hợp Đài (Chagatai), hãn quốc Kim Trướng - vùng do một hãn cai trị, và phần còn lại bao gồm phía Mông Cổ, phía Bắc Trung Quốc và các vùng của Kim, Tây Hạ ngày trước do Đại hãn đích thân cai trị. Ảnh hưởng của Đại Hãn vẫn tiếp tục đối với cả 3 phần kia. Các Đại hãn tiếp theo Thành Cát Tư Hãn lần lượt là Đà Lôi (Tolui) (nhiếp chính) (1227-1229), Oa Khoát Đài(Ogodai) (1229-1241), Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) (1241-1245), Quý Do (1246-1248),Oghul Qaimish (nhiếp chính) (1248-1251), và Mông Kha. Sau khi Mông Kha (Monke) chết, Aris Buke (A Lý Bất Kha) và Kublai (Hốt Tất Liệt) đánh lẫn nhau để giành ngôi Đại hãn.
Năm 1260, Kublai giành chiến thắng, lên ngôi Đại Hãn. Ông bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn — năm 1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Khanbaliq (Đại đô 大都, Bắc Kinh hiện nay). Ông bắt đầu chống lại nhà Nam Tống, từ năm 1271 — tám năm trước cuộc chinh phục phía nam — đã thành lập triều đình phi Hán đầu tiên cai trị toàn bộ Trung Quốc: Nhà Nguyên. Năm 1279Quảng Châu rơi vào tay người Mông Cổ, đánh dấu sự chấm dứt của triều Nam Tống và sự bắt đầu của một nước Trung Quốc Mông Cổ. Trong thời cai trị của mình, Hốt Tất Liệt chịu sức ép của nhiều cố vấn muốn ông mở rộng Đế chế Mông Cổ thêm nữa ra toàn bộ các nước chư hầu trước kia của Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các cuộc tấn công vào Nhật BảnMiến Điện,Đại ViệtChiêm Thành và Nam Dương (khu vực Malaysia và Indonesia ngày nay) đều không thành công, trong đó lớn nhất là 3 lần thất bại ở Đại Việt. Những cuộc chiến tranh liên tiếp thất bại đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho đế quốc.[2]
Vì thực tế rằng người Mông Cổ ban đầu gặp phải thái độ chống đối của người Trung Quốc, nên giai đoạn cai trị đầu tiên của Hốt Tất Liệt mang tính chất ngoại bang. Luôn lo ngại về nguy cơ mất quyền kiểm soát Trung Quốc, người Mông Cổ cố sức mang về nước mình càng nhiều càng tốt của cải và các nguồn tài nguyên. Cuộc chinh phục của người Mông Cổ không gây ảnh hưởng tới thương mại từ Trung Quốc tới các nước khác. Trên thực tế, Nhà Nguyên rất chú trọng tới mạng lưới thương mại thông qua Con đường tơ lụa, cho phép chuyển giao công nghệ Trung Quốc về hướng tây. Thông qua nhiều cải cách thời Hốt Tất Liệt, và dù tình cảm của dân chúng đối với ông có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt, nhà Nguyên vẫn là một triều đại ngắn ngủi.
Hốt Tất Liệt bắt đầu trở thành một Hoàng đế thực sự, cải cách toàn bộ Trung Quốc và các thể chế cũ của nó, một quá trình đòi hỏi thời gian hàng thập kỷ để hoàn thành. Ví dụ, ông đã cách ly sự cai trị Mông Cổ bằng cách tập trung chính phủ — biến mình (không giống như những vị tiền nhiệm) thành một nhà vua quân chủ chuyên chế. Ông cải cách nhiều thể chế triều đình và kinh tế khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thuế. Dù người Mông Cổ tìm cách cai trị Trung Quốc thông qua các thể chế cũ, sử dụng các quan lại người Hán, nhưng họ không có quyền quyết định. Người Hán bị phân biệt về mặt chính trị. Mọi vị trí quan lại cao cấp đều duy nhất nằm trong tay người Mông Cổ, hoặc người Mông Cổ sử dụng các tộc người khác (không Hán) để giữ vị trí đó nếu không thể tìm được một người Mông Cổ thích hợp. Người Hán thường chỉ được giữ chức ở những vùng không Hán trong đế chế. Về bản chất, xã hội được chia thành bốn hạng theo các ưu tiên khác nhau: người Mông Cổ, "Sắc mục" (Trung Á đa số là người Uyghurs và Tây Tạng), Hán (Hán Trung Quốc ở phía Bắc, Mãn Châu và Nữ Chân), và Người phương Nam (Hán Trung Quốc thuộc nhà Tống và các nhóm dân tộc khác). Trong thời cầm quyền của mình, Hốt Tất Liệt đã xây dựng một thủ đô mới cho Mông Cổ, Khanbaliq, xây dựng Tử Cấm thành. Ông cũng cải tiến nông nghiệp Trung Quốc, mở rộng Đại vận hà, các đường giao thông và kho thóc. Marco Polo đã miêu tả sự cai trị của Hốt Tất Liệt là nhân từ: giảm thuế cho dân ở thời khó khăn; xây dựng các nhà thương và nhà nuôi trẻ mồ côi; phân phát lương thực cho những kẻ nghèo đói. Ông cũng phát triển khoa học và tôn giáo.
Giống như những Hoàng đế khác ở các triều đình phi Hán, Hốt Tất Liệt coi mình là một Hoàng đế Trung Hoa đích thực. Trong khi trên danh nghĩa vẫn cai trị cả những vùng khác của Đế chế Mông Cổ, mọi quan tâm của ông chỉ dành riêng cho Trung Quốc. Sau khi Hốt Tất Liệt chết năm 1294, Đế chế Mông Cổ trên thực tế đã bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập.

Nhà Minh

Nhà Minh (Chữ Hán: 明朝; Hán-Việt: Minh triều), quốc hiệu Đại Minh (Chữ Hán: 大明), là triều đình phong kiến cai trị Trung Quốc trong 276 năm (từ 1368 đến 1644) sau khi nhà Nguyên của người Mông Cổ cai trị Trung Quốc sụp đổ. Nhà Minh được miêu tả là "một trong những thời đại vĩ đại nhất của chính quyền có tổ chức và xã hội ổn định trong lịch sử nhân loại".[2] Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc được người Hán cai trị. Mặc dù thủ đô Bắc Kinh của nhà Minh thất thủ năm 1644 bởi cuộc bạo động được chỉ huy bởi Lý Tự Thành(người lập ra nhà Đại Thuận, sau này người Mãn Châu chiếm quyền lực và lập ra nhà Thanh), những triều thần trung thành của nhà Minh vẫn duy trì được ngôi báu, thường gọi là nhà Nam Minh, kéo dài đến hết năm 1662.
Dưới thời Minh, một Quân đội với lực lượng hải quân đông đảo được xây dựng, gồm cả những chiếc thuyền bốn cột buồm với lượng giãn nước 1.500 tấn và một đội quân thường trực lên tới một triệu người.[3] Hơn 100.000 tấnsắt được sản xuất ra hàng năm tại Bắc Trung Quốc (khoảng 1 kg trên đầu người), nhiều cuốn sách được in theo kỹ thuật xếp chữ rời. Đã có những tư tưởng phán kháng mạnh mẽ trong dân chúng chống lại sự cai trị của bộ tộc "phi Hán" trong thời nhà Thanh sau đó, và sự tái lập nhà Minh luôn được kêu gọi thực hiện cho tới khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập.
Hoàng đế Hồng Vũ (1368-1398) đã cố gắng tạo ra một xã hội tự cung tự cấp cho cộng đồng trong một hệ thống cứng nhắc bất động. Xây dựng lại các cơ sở về nông nghiệp của Trung Hoa và củng cố mạng lưới giao thông thông qua việc quân sự hóa mạng lưới đưa thư tạo ra sự thặng dư lớn trong nông nghiệp mà có thể bán được tại các thị trường đang phát triển năm dọc các tuyến đường.

Nhà Nguyên (1271 - 1368) của người Mông Cổ cai trị trước khi nhà Minh được sáng lập. Theo nhiều nhà nghiên cứu, do sự kỳ thị của người Mông Cổ chống lại người Hán là nguyên nhân số một dẫn tới sự chấm dứt của triều đại này. Sự kỳ thị này dẫn tới những cuộc nổi dậy của nông dân buộc nhà Nguyên phải rút lui về các thảo nguyên Mông Cổ. Tuy nhiên, những nhà sử học như J.A.G Roberts chưa chấp nhận giả thuyết đó. Những nguyên nhân khác gồm việc phát hành quá nhiềutiền giấy khiến gia tăng lạm phát lên gấp mười lần dưới thời Nguyên Huệ Tông, cùng với tình trạng lũ lụt của sông Hoàng Hà, hậu quả của tình trạng bỏ bê các dự án tưới tiêu. Cuối thời nhà Nguyên, nông nghiệp trở nên trì trệ. Khi hàng trăm nghìn người dân bị bắt đi làm phu tại sông Hoàng Hà, chiến tranh bùng nổ. Một số nhóm người Hán nổi loạn, cuối cùng nhóm do Chu Nguyên Chươnglãnh đạo được giới trí thức ủng hộ trở nên lớn mạnh nhất. Năn 1356 nghĩa quân Chu Nguyên Chương chiếm thành Nam Kinh,[4] nơi được ông chọn làm kinh đô của nhà Minh về sau. Cuộc nổi dậy thành công và nhà Minh được thành lập năm 1368. Chu Nguyên Chương lên ngôiHoàng đế, tức là Minh Thái Tổ. Ông lấy niên hiệu là Hồng Vũ, đặt quốc hiệu là Minh, xác lập quyền thống trị quốc gia cho gia tộc họ Chu.
Khi nhà Minh thành lập, Minh Thái Tổ đã xây dựng một đội quân mạnh được tổ chức theo một hệ thống quân sự được gọi là Vệ sở, tương tự như hệ thống Phủ binh của nhà Đường. Theo Minh sử, ý định chính trị của người sáng lập nhà Minh thành lập hệ thống Vệ sở là nhằm có được một quân đội mạnh mẽ trong khi vẫn tránh được những liên kết giữa các chỉ huy và quân lính.
Với một ác cảm đối với thương mại tương tự các nhà nho Khổng giáo, Thái Tổ cũng ủng hộ việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp tự túc. Những địa chủ phong kiến mới nổi cuối thời nhà Tống và nhà Nguyên bị tịch thu tài sản ở thời nhà Minh. Một lượng lớn đất đai bị triều đình sung công, chia lẻ và cho thuê; nô lệ tư nhân bị cấm. Vì vậy sau khi vuaMinh Thành Tổ qua đời, các nông dân có sở hữu đất chiếm số đông trong nông nghiệp Trung Quốc.
Dưới thời Minh Thái Tổ, tầng lớp nho sĩ Khổng giáo, bị kìm hãm trong gần một thế kỷ dưới triều Nguyên, một lần nữa lại chiếm được vai trò chủ chốt trong việc điều hành đế quốc.
Minh Thái Tổ được cháu mình là Kiến Văn Đế nối ngôi.̣ Về sau, chú của Kiến Văn Đế là Yên vương Chu Đệ́ dấy binh và soán đoạt ngôi báu. Chu Đệ lên ngôi, tức là vua Minh Thành Tổ. Năm 1421, ông dời đô ra Bắc Kinh.

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn ChâuDaicing gurun.png daicing guruntiếng Mông CổМанж Чин Улсchữ Hán: 清朝; bính âmQīng cháoWade-GilesCh'ing ch'ao; âm Hán-ViệtThanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ởMãn Châu thành lập, nên còn được gọi là Đế quốc Mãn Châu. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm phía bắc bán đảo Triều Tiên. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa Viễn Đông Nga và đông bắc Trung Quốc. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.
Từng được người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều năm1616 tại Mãn Châu,[1] năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng(1751), Tân Cương (1759); hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.
Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2,1911.

Trung Hoa


Trung Hoa Dân Quốc (chữ Hán phồn thể: 中華民國; chữ Hán giản thể: 中华民国) được thành lập vào năm 1912 và nó quản lý đại lục Trung Quốc cho đến năm 1949, khi bị mất đại lục trong nội chiến Trung Quốc và rút về Đài Loan.[1]Như một thời kỳ của lịch sử Trung Quốc đại lục, nhà nước cộng hoà tiếp nốinhà Thanh và được kế thừa bởi Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đại tổng thống lầm thời đầu tiên, Tôn Trung Sơn chỉ phục vụ một thời gian ngắn. Quốc Dân Đảng sau đó do Tống Giáo Nhân đứng đầu, giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử Quốc hội tổ chức vào tháng 12 năm 1912. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quân đội của phe Bắc Dương do Tổng thống Viên Thế Khải đứng đầu đã giữ quyền kiểm soát chính phủ trung ương. Sau cái chết của họ Viên vào năm 1916, quân phiệt địa phương đã khẳng định quyền tự chủ. Năm 1925, Trung Quốc Quốc dân đảng thành lập một chính phủ đối lập gọi làChính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc ở khu phía nam của thành phố Quảng Châu (Canton).

Trong nhiều thập kỷ, trên quan điểm chính trịCộng hòa nhân dân Trung Hoa từng được biết đến là một thực thể chính trị đồng nghĩa với Trung Quốc lục địa. Về mặt lịch sử, cái tên đó bao hàm những giai đoạn lịch sử gần đây nhất trong lịch sử Trung Quốc nối tiếp sau các chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và nền Cộng hoà. Kỷ nguyên chính thức khởi đầu tại Trung Quốc vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, sau một chiến thắng toàn diện trong Nội chiến Trung QuốcMao Trạch Đông tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên Quảng trường Thiên An Môn. Kỷ nguyên hiện được gọi là Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì thế, giai đoạn lịch sử này kéo dài từ năm 1949 đến hiện nay và bao gồm cả những thập kỷ tranh chấp chính trị, kinh tế và cải cách xã hội, cũng như nhiều phong trào gây ảnh hưởng cả bên trong cũng như trên phạm vi quốc tế.

Sau lệnh ngưng bắn tạm thời trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, vào năm 1949 phe cộng sản đã nắm quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục, hiện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) chỉ quản lý các đảo Đài LoanBành HồKim Môn và Mã Tổ. Kể từ cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân Quốc thường được gọi là "Đài Loan" (台灣), và kể từ cuối thập niên 1970 tên "Trung Quốc" đã được sử dụng nhiều hơn để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Trung Hoa Dân Quốc đôi khi còn được các tổ chức quốc tế gọi là "Trung Hoa Đài Bắc" (中華台北). Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tiếp tục cho rằng nó là chính phủ chính thống của toàn bộ Trung Quốc. Việc này đã được hầu hết các nước trên thế giới công nhận cho đến cuối thập niên 1970. Đài Bắc được chọn làm thủ đô lâm thời.
Tóm lược lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Tam Hoàng Ngũ Đế
Hạ ~tk 21– ~tk 16TCN
Thương ~tk 17– ~tk 11 TCN
Chu ~tk 11–256 TCN
 Tây Chu ~tk 11–771 TCN
 Đông Chu 770–256 TCN
   Xuân Thu 770–476 TCN
   Chiến Quốc 476–221 TCN
ĐẾ QUỐC
Tần 221 TCN–206 TCN
(Tây Sở 206 TCN–202 TCN)
Hán 202 TCN–220 CN
  Tây Hán 202 TCN–9 CN
  Tân 9–23
  (Huyền Hán 23–25)
  Đông Hán 25–220
Tam Quốc 220–280
  Tào Ngụy, Thục Hán , Đông Ngô
Tấn 265–420
  Tây Tấn 265–316
Thập Lục Quốc
304–439
  Đông Tấn 317–420
Nam-Bắc triều 420–589
  Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần
  Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu
Tùy 581–619
Đường 618–907
 (Võ Chu 690–705)
Ngũ Đại Thập Quốc
907–979
Liêu 907–1125
(Tây Liêu 1124–1218)
Tống 960–1279
  Bắc Tống 960–1127
Tây Hạ
1038–1227
  Nam Tống 1127–1279
Kim
1115–1234
(Đại Mông Cổ Quốc 1206–1271)
Nguyên 1271–1368
(Bắc Nguyên 1368–1388)
Minh 1368–1644
(Nam Minh 1644–1662)
(Hậu Kim 1616–1636)
Thanh 1636–1912
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc 1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa
1949–nay
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đài Loan
1949–nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chúng tôi sẽ cập nhật ý kiến của bạn ngay sau khi kiểm duyện nội dung